Binh lực Chiến_dịch_Budapest

Quân đội Liên Xô và Romania

Giai đoạn 1 và giai đoạn 2

Trong hai giai đoạn này, STAVKA giao cho Phương diện quân Ukraina 2 (tư lệnh: Nguyên soái R. Ya. Malinovsky, tham mưu trưởng: thượng tướng I. Z. Susaykov) thực hiện toàn bộ chiến dịch trên các hướng dẫn đến Budapest. Sau Chiến dịch Debrecen, Phương diện quân Ukraina 2 vẫn có đủ số lượng, thành phần biên chế như đầu tháng 10 năm 1944 nhưng đã có một số sự thay đổi về chất và bố trí lại binh lực xe tăng, cơ giới.

Toàn bộ binh lực của Phương diện quân Ukraina 2 trong các giai đoạn đầu của chiến dịch gồm 39 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn đổ bộ đường không, 9 sư đoàn kỵ binh, 3 quân đoàn cơ giới, 2 quân đoàn xe tăng, 3 lữ đoàn pháo tự hành, 1 lữ đoàn xe tăng độc lập, 1 lữ đoàn hải quân đánh bộ. Tổng quân số 787.000 người.

Từ giai đoạn 3

Chiến dịch Budapest từ giai đoạn 3 bắt đầu có sự tham gia tích cực của Phương diện quân Ukraina 3 (tư lệnh: Nguyên soái F. I. Tolbukhin, tham mưu trưởng: đại tướng S. P. Ivanov) lúc này đã hoàn thành xong chiến dịch giải phóng Beograd và bắt đầu tiếp cận khu vực hữu ngạn sông Danube ở phía Nam Budapest. Binh lực của Phương diện quân Ukraina 3 tham gia chiến dịch Budapest từ ngày 10 tháng 12 năm 1944 gồm có:

  • Tập đoàn quân cận vệ 4 do trung tướng I. V. Galanin chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 20 gồm các sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 5 và 7, Sư đoàn bộ binh cận vệ 40.
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 21 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 62 và 69.
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 31 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 4, 34 và 80.
    • Quân đoàn bộ binh 68 gồm các sư đoàn bộ binh 52, 93 và 223
    • Quân đoàn bộ binh 135 gồm các sư đoàn bộ binh 41 (cận vệ) 84 và 252.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo 123, Trung đoàn pháo chống tăng 438, Trung đoàn súng cối 466, Trung đoàn phòng không 257.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 56
  • Tập đoàn quân 46 do trung tướng Ivan Timofeyevich Shlemin chỉ huy được điều động từ Phương diện quân Ukraina 2 sang. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 gồm các sư đoàn cận vệ 49, 86, 109 và Sư đoàn 180
    • Quân đoàn bộ binh 23 gồm các sư đoàn bộ binh 99, 316 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 83
    • Quân đoàn bộ binh 37 gồm các sư đoàn cận vệ 59, 108 và sư đoàn 320.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 45; Trung đoàn hỏa tiễn cận vệ 92, Trung đoàn pháo chống tăng 437, Trung đoàn súng cối 462, Trung đoàn phòng không 1651.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn pháo tự hành 1505, 1897.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 51
  • Tập đoàn quân 57 do trung tướng N. A. Gagen chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 6 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 20 và 61, các sư đoàn bộ binh 19, 113.
    • Quân đoàn bộ binh 64 gồm Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 10, Sư đoàn bộ binh cận vệ 73 và Sư đoàn bộ binh 299.
    • Quân đoàn bộ binh 75 gồm các sư đoàn bộ binh 74, 233, 236.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo 160, Trung đoàn hỏa tiễn cận vệ 42, Trung đoàn pháo chống tăng 374, Trung đoàn súng cối 523, Sư đoàn phòng không 71.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 65
  • Tập đoàn quân không quân 17 do thượng tướng không quân V. A. Sudet chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Máy bay tiêm kích: các sư đoàn 194, 236, 288, 295, 194.
    • Máy bay cường kích: các sư đoàn 136, 189, 306.
    • Máy bay ném bom: các sư đoàn 244, 262 và trung đoàn 371.
    • Máy bay vận tải: các trung đoàn 39 và 96
    • Trinh sát, liên lạc, cứu hộ: các trung đoàn 3 và 282
    • Lực lượng mặt đất: Các căn cứ vùng 14 không quân, các trung đoàn phòng không 1614, 1615, 1654.
  • Tập đoàn quân Bulgaria 1 do trung tướng Vladimir Stoychev chỉ huy, gồm gồm các sư đoàn bộ binh 3, 8, 10, 11, 12, 16, hai trung đoàn xe tăng, hai trung đoàn pháo binh và các phương tiện tăng cường khác.
  • Các lực lượng trực thuộc phương diện quân:
    • Bộ binh:
      • Tiểu đoàn trinh sát 10
      • Khung sư đoàn cận vệ 1
    • Kỵ binh: Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5 gồm các sư đoàn kỵ binh cận vệ 11, 12; Sư đoàn kỵ binh 63; Trung đoàn pháo tự hành 1896; các trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 5 và 150; Tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ cận vệ 72; Trung đoàn cơ giới cận vệ 9 và Trung đoàn phòng không 585.
    • Pháo mặt đất:
      • Sư đoàn pháo binh hỗn hợp 7 gồm Lữ đoàn pháo nòng dài 11, Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 9, các lữ đoàn hỏa tiễn 9 (cận vệ) và 25, Lữ đoàn súng cối 3.
      • Sư đoàn pháo binh hỗn hợp 9 gồm Lữ đoàn pháo nòng dài 26, các lữ đoàn lựu pháo 30 và 115, các lữ đoàn hỏa tiễn 23 và 113, Lữ đoàn súng cối 10.
      • Pháo nòng dài: Trung đoàn 506
      • Lựu pháo: các trung đoàn 152 và 274
      • Pháo chống tăng: Các lữ đoàn 7, 9, 10, 42 và 49; các trung đoàn 521 và 1312
      • Súng cối: và lữ đoàn cận vệ 23, 28, các trung đoàn cận vệ 25, 35, 45, 51, 58, 61 và 87.
    • Pháo phòng không:
      • Sư đoàn 3 gồm các trung đoàn 1084, 1089, 1114 và 1118;
      • Sư đoàn 4 gồm các trung đoàn cận vệ 253, 254, 268 và Trung đoàn 606;
      • Sư đoàn 22 gồm các trung đoàn 1335, 1341, 1347 và 1353;
      • Sư đoàn 35 gồm các trung đoàn pháo phòng không 772, 1390, 1396 và 1398
      • Các trung đoàn độc lập 258 (cận vệ), 271 (cận vệ), 241, 247, 303, 470, 579, 626, 1384 và 1474.
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn cơ giới cận vệ 1 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 1, 2, 3; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 9; các trung đoàn pháo tự hành 382 (cận vệ), 1453, 1821; Trung đoàn súng cối 267; Tiểu đoàn mô tô cận vệ 407; tiểu đoàn trinh sát cận vệ 11 và Trung đoàn phòng không 1699.
      • Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 4, 5, 6; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 37; Trung đoàn xe tăng cận vệ 30; các trung đoàn pháo tự hành 251 (cận vệ) và 1509; Trung đoàn súng cối 524; Tiểu đoàn mô tô cận vệ 408; tiểu đoàn trinh sát cận vệ 99 và Trung đoàn phòng không 159.
      • Quân đoàn cơ giới 7 gồm các lữ đoàn cơ giới 16, 63, 64; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 41; Trung đoàn xe tăng cận vệ 78; các trung đoàn pháo tự hành 1289 và 1440; Trung đoàn pháo chống tăng 109, Trung đoàn súng cối 614; Tiểu đoàn mô tô cận vệ 40; tiểu đoàn trinh sát cận vệ 94 và Trung đoàn phòng không 1713.
      • Quân đoàn xe tăng 18 gồm các lữ đoàn xe tăng 110, 170, 181; Lữ đoàn cơ giới 32; Trung đoàn pháo tự hành chống tăng cận vệ 363; Trung đoàn pháo tự hành 1438; Trung đoàn pháo nòng dài 452; Trung đoàn pháo chống tăng 1000; Trung đoàn súng cối 292; Tiểu đoàn mô tô cận vệ 106; Tiểu đoàn trinh sát 78 và Trung đoàn phòng không 1694.
      • Xe tăng độc lập: Trung đoàn 249.
      • Cơ giới độc lập: Lữ đoàn cận vệ 32, các trung đoàn 3 (cận vệ) và 53, tiểu đoàn mô tô 67
      • Pháo tự hành chống tăng: Trung đoàn cận vệ 366
      • Pháo tự hành: Trung đoàn cận vệ chống tăng 366; các trung đoàn 864, 1201, 1202 và 1891.

Hỗ trợ Phương diện quân Ukraina 3 trong việc tiến hành vượt sông Danube còn có Giang đoàn Danub do đô đốc S. G. Gorshkov làm tư lệnh.

Binh lực của Phương diện quân Ukraina 2 cũng có sự thay đổi. Tập đoàn quân 46 của tướng I. T. Shlemin được trả về Phương diện quân Ukraina 3. Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5, các quân đoàn cơ giới 7 và cận vệ 2 cũng được điều sang Phương diện quân Ukraina 3. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 trở lại đội hình của Phương diện quân Ukraina 2 với 1 quân đoàn xe tăng (cận vệ 5), 2 quân đoàn cơ giới (cận vệ 9 và 47), 1 trung đoàn xe tăng, 4 trung đoàn pháo tự hành và 1 trung đoàn cơ giới độc lập. Phương diện quân Ukraina 2 vẫn duy trì các quân đoàn kỵ binh cận vệ 4 và 6 trong đội hình dự bị chiến dịch. Ngoài ra, trong đội hình của Phương diện quân Ukraina 2 còn có Quân đoàn Tiệp Khắc 1 do tướng Ludvick Svoboda chỉ huy gồm 1 sư đoàn và 2 lữ đoàn bộ binh, 1 Lữ đoàn xe tăng và 1 trung đoàn pháo binh.

Quân đội Đức Quốc xã và Hungary

Đại tướng Johannes Frießner, tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam cho đến ngày 22 tháng 12 năm 1944.Thượng tướng Bộ binh Otto Wöhler, tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam từ ngày 22 tháng 12 năm 1944.Thượng tướng SS Karl von Pfeffer-Wildenbruch, chỉ huy lực lượng Đức-Hung bị bao vây trong Budapest.

Đối diện với quân đội Liên Xô là Cụm Tập đoàn quân Nam (tư lệnh: Đại tướng Johannes Frießner) với 35 sư đoàn, trong đó có 9 sư đoàn thiết giáp và cơ giới hóa và 3 lữ đoàn, cùng với những gì còn lại của quân đội Hungary thân Đức sau trận đánh dữ dội tại Debrecen. Tổng cộng phía Đức có 190.000 binh sĩ và sĩ quan, bố trí trên 3 lớp chiến tuyến dọc theo sông Danube ở phía Bắc và Nam thành phố Budapest (một phần của hệ thống phòng thủ đó là "tuyến Margarita" nằm trên sông Drava, bờ hồ Balatonhồ Velence và tiếp tục chạy song song với biên giới Tiệp Khắc-Hungary. Bản thân thành phố Budapest cũng được bố trí thành một pháo đài khổng lồ do các đơn vị Đức và Hungary chống giữ.

Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1944

Trong hai tháng đầu của chiến dịch, lực lượng quân sự Đức Quốc xã và Hungary tại Budapest và các khu vực lân cận gồm có:

  • Tập đoàn quân 8 (Đức) do tướng Otto Wöhler (đến ngày 22 tháng 12), tướng Ulrich Kleemann (đến ngày 28 tháng 12) và tướng Hans Kreysing lần lượt chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 29 (Đức-Hungary) của tướng Kurt Röpke. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn cảnh vệ thiết giáp 4 SS (Đức).
      • Sư đoàn kỵ binh 8 SS (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 9 (Hungary)
    • Quân đoàn bộ binh 9 (Hungary). Trong biên chế có:
      • Sư đoàn cảnh vệ thiết giáp 3 SS (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 2 (Hungary)
    • Quân đoàn bộ binh 17 (Đức) của tướng Hans Kreysing (đến 28 tháng 12) và tướng Otto Tiemann. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn sơn chiến 3 (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 8 (Đức)
      • Sư đoàn bọ binh nhẹ 27 (Hungary)
      • Lữ đoàn biên phòng 9 (Hungary)
  • Tập đoàn quân 6 (Đức) do tướng Maximilian Fretter-Pico (đến ngày 22 tháng 12) và tướng Hermann Balck lần lượt chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng 3 của tướng Hermann Breith. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 13 (Đức)
      • Sư đoàn xe tăng 23 (Đức)
      • Sư đoàn cơ giới "Feldhernhalle" (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 46 (Đức)
      • Cụm tác chiến Sư đoàn kỵ binh 22 (Đức)
    • Quân đoàn xe tăng 4 của tướng Ulrich Kleemann. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 1 (Đức)
      • Sư đoàn xe tăng 24 (Đức)
      • Sư đoàn xe tăng 2 (Hungary)
    • Quân đoàn bộ binh 72 (Đức-Hungary) của tướng August Schmidt (đến 15 tháng 1 năm 1945) và tướng Anton Grasser. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 76 (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 4 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh 7 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh 12 (Hungary)
  • Tập đoàn quân 2 (Hungary-Đức) của tướng Verress Lajos. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 2 (Hungary-Đức). Trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 15 (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 2 (Hungary)
      • Lữ đoàn dự bị huấn luyện
    • Quân đoàn bộ binh 7 (Hungary). Trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 7 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh 25 (Hungary)
  • Tập đoàn quân 3 (Hungary-Đức) của tướng Heszlényi József. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 57 (Đức-Hungary) của tướng Friedrich Kirchner. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 20 (Đức)
      • Sư đoàn bộ binh 4 SS (Đức)
      • Sư đoàn kỵ binh 1 (Hungary)
      • Cụm tác chiến sư đoàn Winkler
    • Quân đoàn bộ binh 8 (Hungary). Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 1 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh 8 (Hungary)
      • Sư đoàn bộ binh 23 (Hungary)

Từ đầu năm 1945

Từ đầu năm 1945, chủ lực Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) ở Hungary được tăng cường 5 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn kỵ binh và 1 sư đoàn bộ binh:

  • Sư đoàn xe tăng 3 (Đức) được lấy từ lực lượng dự bị của Cụm tập đoàn quân Trung tâm nhập vào biên chế của Tập đoàn quân 6
  • Sư đoàn xe tăng 6 (Đức) được lấy từ lực lượng dự bị của Cụm tập đoàn quân Trung tâm nhập vào biên chế của Tập đoàn quân 6
  • Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) được lấy từ Tập đoàn quân xe tăng 1 ở Slovakia về.
  • Sư đoàn xe tăng 12 SS "Hitlerjugend" được lấy từ lực lượng dự bị của Cụm tập đoàn quân B nhập vào biên chế của Tập đoàn quân 8.
  • Sư đoàn xe tăng 18 SS ""Horst Wessel" được điều động từ mặt trận Ý, nhập vào biên chế Tập đoàn quân 6.
  • Sư đoàn kỵ binh 22 SS "Maria Theresia".
  • Sư đoàn kỵ binh 37 SS "Florian Geyer".
  • Sư đoàn bộ binh 13 SS "Handschar" rút từ Croatia về.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Budapest http://books.google.be/books?id=cLY1z-XLd_IC&pg=PR... http://books.google.com/books?id=NilW70Yol74C http://books.google.com/books?id=tAOgAAAAMAAJ http://www.youtube.com/watch?v=S7tYf2zUNqc http://www.youtube.com/watch?v=SO_JT_x8CbI http://www.youtube.com/watch?v=gGgOviJ_Pzk http://www.youtube.com/watch?v=hzuhjW9HSx0 http://muse.jhu.edu/journals/past_and_present/v188... http://www.piter.fm/artist/%D0%BC%D0%B0%D1%80%D0%B... http://cadmus.iue.it/dspace/bitstream/1814/2599/1/...